Giới thiệu
1. Giới thiệu về Bộ môn Điều khiển và Tự động hóa
Bộ môn Điều khiển & Tự động hóa (ĐK&TĐH) trực thuộc khoa Điện - trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 2021 theo quyết định số 854/QĐ-ĐHCN, trên cơ sở sáp nhập 2 Bộ môn: Bộ môn Đo lường & Điều khiển và Bộ môn Tự động hóa. Bộ môn ĐK&TĐH thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ. Hiện Bộ môn có quan hệ quốc tế với nhiều cơ quan, Trường Đại học và viện nghiên cứu uy tín của nước ngoài như: Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc), Đại học quốc gia Australia (Úc), Đại học Delaware của Mỹ (University of Delaware), Đại học Điện lực Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Hồ Nam (Trung Quốc), …
2. Đội ngũ cán bộ
100% cán bộ, giảng viên của Bộ môn có trình chuyên môn cao (Thạc sĩ, tiến sĩ); có tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo và có đủ năng lực và kiến thức chuyên sâu để thực thi các đề tài, đề án lớn; có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; say mê trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, luôn sẵn sàng thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ trọng tâm của Bộ môn.
Lãnh đạo Bộ môn:
TS. Phạm Văn Hùng - Trưởng Bộ môn. Điện thoại: 0984811225. Email: phamvanhung @haui.edu.vn
Công việc và lĩnh vực phụ trách:
- Quản lý toàn diện các mặt công tác và tổ chức các hoạt động của bộ môn theo chức năng, quyền hạn được giao.
- Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Đảm bảo chất lượng đào tạo, quản lý tài sản và cơ sở vật chất, chương trình đào tạo; Thực hiện tổ chức hoạt động NCKH, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; Phân công thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn (phân công giảng dạy, phân công coi chấm thi, hướng dẫn đồ án, hướng dẫn thực tập, biên soạn DCCT, ra đề thi…).
- Phụ trách công tác quan hệ doanh nghiệp và ban liên lạc cựu HS-SV.
- Xây dựng chiến lược phát triển của bộ môn theo định hướng phát triển của Nhà trường.
TS. Bùi Văn Huy - Phó Trưởng Bộ môn. Điện thoại: 0977642225. Email: buivanhuy @haui.edu.vn
Công việc và lĩnh vực phụ trách:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thu thập và tổng hợp dữ liệu, lưu trữ minh chứng và xử lý dữ liệu phục vụ cải tiến chương trình đào tạo và điều phối chương trình
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo thực hành:
+ Lập kế hoạch giảng dạy thực hành/thí nghiệm và đăng ký ca.
+ Dự trù vật tư tiêu hao
+ Xây dựng tài liệu thực hành/thí nghiệm.
+ Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nề nếp đào tạo thực hành/thí nghiệm.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo dưỡng, bảo trì định kỳ để đảm bảo độ sẵn sàng của thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành …. và các công việc khác liên quan đến công tác đào tạo thực hành.
- Tư vấn cho Trưởng bộ môn thực hiện và đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo.
- Phụ trách phát triển và quản lý phòng Lab của bộ môn.
- Tổ chức và triển khai công tác dự giờ để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, lưu trữ minh chứng và làm tổng hợp theo quy định.
- Phụ trách hoạt động 5S của bộ môn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng bộ môn phân công.
3. Công tác đào tạo
Cùng với các Bộ môn khác, Bộ môn ĐK&TĐH thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc Đại học và sau Đại học cho các ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử; ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa; ngành Kỹ thuật Điện. Ngoài nhiệm giảng dạy, Bộ môn còn thực hiện các nhiệm vụ khác như: cải tiến và phát triển các chương trình đào tạo mới đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Các lĩnh vực đào tạo Bộ môn phụ trách bao gồm các học phần chuyên ngành thuộc lĩnh vực ĐK&TĐH như:
4. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Ngoài công tác đào tạo, công tác nghiên cứu & chuyển giao khoa học công nghệ cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ môn. Trong những năm qua, các cán bộ giảng viên trong Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài, dự án KHCN, thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển công tác NCKH của giảng viên và sinh viên. Đến nay, các cán bộ trong Bộ môn đã thực hiện hơn 25 đề tài, dự án KHCN các cấp (gồm cả chủ trì và tham gia); công bố hơn 150 bài báo trên các tạp chí, hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế; biên soạn hơn 20 giáo trình, tài liệu tham khảo.
Một số công trình tiêu biểu:
[1]. Quách Đức Cường, Bùi Văn Huy, Nguyễn Hữu Hải (tham gia), Hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo, tích hợp hệ thống thu thập dữ liệu và giám sát thời gian thực chất lượng nước thải, khí thải ứng dụng cho khu công nghiệp và đô thị, Dự án cấp Nhà Nước 2018-2020
[2]. Quách Đức Cường (chủ nhiệm), Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống quan sát và cảnh báo tự động nguy cơ cháy nổ tại tầng hầm toà nhà cao tầng, Đề tài NCKH cấp bộ (2018).
[3] Phạm Văn Hùng (tham gia), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm nước sử dụng nguồn phát điện mặt trời và pha phân bón tự động cho các hệ thống nhà vườn thông minh khu vực Hà Nội, Đề tài NCKH thành phố Hà Nội (2021)
[4] Hà Văn Phương, Phạm Văn Hùng, Nghiên cứu và chế tạo thiết bị phát hiện, cảnh báo và phòng ngừa nguy hiểm, cháy nổ do khí độc trong nhà, Đề tài NCKH cấp trường (2019).
[5] Bùi Văn Huy (chủ nhiệm), Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình máy biến áp điện tử 1 pha có khâu trung gian tần số cao, Đề tài NCKH Cấp trường 2019-2021
[6] Hà Văn Phương, Phạm Thị Ngọc Yến, Đào Trung Kiên, Lê Minh Hoàng, A Variable-Length Chromosome Genetic Algorithm for Time-Based Sensor Network Schedule Optimization, Sensors, 9 June 2021
[7] Hoàng Thị Tú Uyên, Lê Xuân Hải, Thái Hữu Nguyên, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Linh, Consistency of Control Performance in 3D Overhead Cranes under Payload Mass Uncertaint, Electronics 2020, 9(4), 657.
[8] Tống Thị Lý, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Tùng Lâm, A Control Approach to Web Speed and Tension Regulation of Web Transport Systems Based on Dynamic Surface Control, Journal of Control, Automation and Electrical Systems, 32, pages 573–581 (2021)
[9] Nguyễn Xuân Quỳnh, Wang Yao Nan, Vũ Thị Yến, Design of a robust adaptive sliding mode control using recurrent fuzzy wavelet functional link neural networks for industrial robot manipulator with dead zone, Intelligent Service Robotics, 2019.
[10] Ngô Mạnh Tùng, Dynamic Surface Control of the Axial-Flux Permanent Magnet Motor with Speed Sensorless Algorithm, Advances in Engineering Research and Application (Proceedings of the International Conference on Engineering Research and Applications, ICERA 2020)
Về NCKH của sinh viên: Để giúp sinh viên có thể học tập tốt hơn, đam mê nghiên cứu đổi mới sáng tạo các hoạt động NCKH của sinh viên được bộ môn hết sức quan tâm và luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy/cô giáo trong bộ môn. Các hoạt động KHCN của sinh viên bao gồm: Thực hiện các đề tài NCKH của sinh viên (mỗi năm hướng dẫn trên 100 sinh viên), tham gia cuộc thi Robotmini do Khoa tổ chức, tham gia cuộc thi Robocon do đài truyền hình Việt Nam tổ chức (đạt thành tích vào vòng 1/16 toàn quốc) ... Ngoài ra bộ môn còn thực hiện nhiều hoạt động training và giới thiệu xu hướng và định hướng công nghệ trong tương lại đến với sinh viên của khoa.
5. Những định hướng về hoạt động trong tương lai
Trong tương lai, Bộ môn ĐK&TĐH sẽ phấn đấu trở thành:
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.