Giới thiệu
Bộ môn Kỹ thuật Điện thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Khoa Điện liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Điện - Điện tử. Trong quá trình hình thành và phát triển, Bộ môn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Khoa và Trường trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn có trình độ chuyên môn cao, nhiều cán bộ giảng dạy trẻ có học vị Tiến sĩ từng học tập, làm việc tại các nước phát triển như Pháp, Trung Quốc…Bộ môn có quan hệ quốc tế với nhiều cơ quan nghiên cứu uy tín của nước ngoài như: Đại học Toulouse (Pháp), Đại học Bách Khoa Grenoble (Pháp), phòng thí nghiệm Laplace, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Hồ Nam (Trung Quốc), v.v...
Địa chỉ của Bộ môn: Phòng 521, nhà A7, khu A, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Lãnh đạo Bộ môn gồm 2 thành viên:
TS. Nguyễn Mạnh Quân - Trưởng Bộ môn
Điện thoại:0 936428889. Email: quanm@haui.edu.vn
Lĩnh vực, công việc phụ trách:
- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo
- Kiểm định chất lượng
- Quản lý chuyên môn các học phần
TS. Hoàng Mai Quyền - Phó Trưởng Bộ môn
Điện thoại: 0946221087. Email: quyenhm@haui.edu.vn
Lĩnh vực, công việc phụ trách:
- Đảm bảo nền nếp giảng dạy
- Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
1. Về công tác đào tạo
Bộ môn Kỹ thuật Điện nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học với những kiến thức sâu, rộng về các kỹ năng phân tích, tính toán và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử, ứng dụng một cách hiệu quả các kỹ năng và kiến thức vào phục vụ sản xuất và đời sống. Nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện-Điện tử, bộ môn được hình thành bởi các nhóm chuyên môn chính sau:
- Cơ sở ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử (học phần: Nhập môn kỹ thuật, Vật liệu kỹ thuật Điện, An toàn điện, Vẽ điện, Khí cụ điện, Máy điện, Thực hành máy điện, Điều khiển logic);
- Hệ thống điện (học phần: Cung cấp điện, Thiết kế hệ thống cung cấp điện, Vận hành lưới điện phân phối, Kỹ thuật chiếu sáng, Năng lượng tái tạo, Bảo vệ rơle, Mạng điện thông minh);
- Thiết bị điện (Thiết kế máy điện, Đồ án thiết kế thiết bị điện, Trang bị điện, Thiết kế và lắp đặt tủ điện).
2. Về chương trình đào tạo
Bộ môn Kỹ Thuật Điện phụ trách, đảm bảo chuyên môn cho 2 chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Điện-Điện tử.
Chương trình đào tạo Đại học ngành Kỹ Thuật Điện-Điện tử
- Tên chương trình đào tạo: | Kỹ thuật Điện-Điện tử |
- Học vị tốt nghiệp: | Cử nhân |
- Hình thức đào tạo: | Chính quy |
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: | 140 tín chỉ |
- Thời gian đào tạo trung bình | 4 năm (8 học kỳ) |
Chuơng trình đào tạo sau Đại học ngành Kỹ Thuật Điện
- Tên chương trình đào tạo: | Kỹ thuật Điện |
- Học vị tốt nghiệp: | Thạc sĩ |
- Hình thức đào tạo: | Chính quy |
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: | 60 tín chỉ |
- Thời gian đào tạo trung bình: | 1,5 năm (3 học kỳ) |
- Tên chương trình đào tạo: | Kỹ thuật Điện |
- Học vị tốt nghiệp: | Tiến sĩ |
- Hình thức đào tạo: | Chính quy |
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: | 90 tín chỉ |
- Thời gian đào tạo: | 3 năm |
3. Công tác nghiên cứu khoa học
Bên cạnh công tác giảng dạy, Bộ môn còn chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhằm giải quyết những vấn đề trọng điểm trong khoa học kỹ thuật ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử. Đến nay, các cán bộ của Bộ môn đã công bố hơn 100 bài báo khoa học trên các tạp chí, hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế, hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ các cấp. Ngoài ra, hằng năm, các cán bộ giảng dạy của Bộ môn còn hướng dẫn nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; tham gia Chương trình Robocon do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức và nhiều hoạt động khoa học, công nghệ khác.
Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn:
Một số công trình tiêu biểu của Bộ môn đã công bố trong 5 năm gần đây:
Đề tài các cấp
1. Hoàng Mai Quyền, Nguyễn Mạnh Quân“Mô hình hóa vận chuyển điện tích trong điện môi polyme không chứa và có chứa chất độn nano dưới ứng suất điện-nhiệt”, Đề tài KHCN quỹ Nafosted, 2019-2021
2. Trịnh Trọng Chưởng, “Hoàn thiện thiết kế công nghệ chế tạo, tích hợp hệ thống thu thập dữ liệu và giám sát thời gian thực chất lượng nước thải, khí thải ở khu công nghiệp và đô thị”, Đề tài KHCN cấp nhà nước, 2018-2020.
3. Trịnh Trọng Chưởng, “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ điều khiển tự động hòa lưới điện theo công nghệ SVPWM cho hệ thống điện có nguồn điện phân tán (pin mặt trời)”, Đề tài KHCN cấp Bộ Công Thương, 2017-2018.
4. Trịnh Trọng Chưởng, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoT để xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi thông minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Đề tài KHCN cấp tỉnh Vĩnh Phúc, 2019-2020.
Bài báo khoa học
1. M.Q.Hoang, M.Q.Nguyen, T.T.N.Vu, G.Teyssedre, S.LeRoy, “Modelling the impact of electrode roughness on net charge density in polyethylene”, Journal of Physics D: Applied Physics, 2021.
2. Le Anh Tuan, Bui Duc Hung, “Studying phase back-emf of low power three phase line start permanent magnet synchronous motors by a numerical technique”, Journal of Science and Technology, Hanoi University of Industry, 2021.
3. Nguyen Viet Anh, Nguyen Manh Dung, Pham Hung Phi, Trieu Viet Linh, Phung Anh Tuan, Nguyen Vu Thanh, “Analysis of the influence between the stator winding and the flux density on the working point of the magnet during the process. transition process”, Journal of Science and Technology, Hanoi University of Industry, 2021
4. Pham Van Cuong, Wang Yao Nan, “Adaptive Trajectory Tracking Neural network Control with Robust Compensator for Robot Manipulators”, Neural Computing and Applications, 2016.
5. M.Q.Nguyen, N.Lahoud, P.Maussion, D.Malec, D.Mary, “Lifetime model of the inverter-fed motors secondary insulation by using a design of experiments”, IEEE Transactions on Dielectrics and Electrical Insulation, 2015.
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.