Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Đến nay, Khoa Điện đã có gần 20 năm đào tạo Đại học và 7 năm đào tạo sau Đại học. Hầu hết các kỹ sư, cử nhân và học viên sau khi tốt nghiệp các ngành của Khoa đã có việc làm đúng chuyên môn đào tạo, đáp ứng tốt nhiệm vụ và được các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, để tiếp tục đáp ứng yêu cầu về sự chuyển dịch nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực Năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phục vụ phát triển Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khoa Điện, đề xuất xây dựng đề án mở chương trình đào tạo cử nhân Năng lượng tái tạo.

1. Sự cần thiết mở chương trình đào tạo Năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh hiện nay khi nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và được thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối…), thì nguồn năng lượng này trở thành một trong những vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) vừa công bố báo cáo hàng năm khảo sát hiện trạng việc làm trong ngành Năng lượng tái tạo năm 2020. Trong đó, hiện trạng việc làm tính đến cuối năm 2019 được tổng hợp chi tiết đến từng ngành mũi nhọn như Năng lượng mặt trời, Điện gió, Nhiên liệu sinh học, Thủy điện. Những số liệu này là cơ sở tham khảo cho khung chính sách về Năng lượng tái tạo từ năm 2020. Đặc biệt, trong báo cáo này, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao vai trò cải thiện chất lượng của giảng viên, bài giảng được nhấn mạnh một cách trực tiếp.. Những con số rất ấn tượng có thể thấy rõ:

  • 11,5 triệu việc làm trong ngành NLTT năm 2019
  • 38% số việc làm thuộc về Trung Quốc
  • 3.8 triệu việc làm trong công nghiệp điện mặt trời (PV)

Những tóm tắt chính trong báo cáo thường niên của IRENA 2020 đã cho thấy rõ nhu cầu về nhân lực ngày một cao trong ngành Năng lượng tái tạo:

- Cuối năm 2019, số lượng việc làm trong ngành Năng lượng tái tạo là 11,5 triệu, tăng 0,5 triệu so với cuối năm 2018. Đặc biệt, nữ giới chiếm 32% trong tổng số việc làm. Chi tiết hơn, công việc liên quan đến khoa học, công nghệ có 28% nữ giới, trong khi đó, công việc hành chính, tỉ lệ nữ giới là 45%.

Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Hình 1. Tỉ lệ nữ giới trong ngành Năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng theo tính chất công việc

Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Hình 2. Phân bố tổng số công việc NLTT trên toàn thế giới và sự tập trung vào một số quốc gia, trong đó đặc biệt là các quốc gia Châu Á

  • Hầu hết các công việc được tạo ra tập trung trong một nhóm nhỏ các quốc gia phát triển nóng, nhưng lợi nhuận mang lại từ các công việc này đang ngày một mở rộng trên khắp thế giới đặc biệt trong lĩnh vực điện mặt trời. Đáng chú ý, Châu Á chiếm 63% tổng số việc làm trong ngành Năng lượng tái tạo.
  • Mặc dù các nghiên cứu cụ thể còn ít, tuy nhiên Năng lượng tái tạo độc lập, phân tán đang tạo ra số lượng việc làm ngày càng lớn. Điều này góp phần thúc đẩy việc làm trong các ngành liên quan, hoặc sử dụng năng lượng từ chế biến nông sản, chăm sóc sức khỏe đến truyền thông, thương mại trong cộng đồng địa phương xa xôi hẻo lánh.
  • Điện mặt trời đang là điểm phát triển nóng nhất so với các nguồn Năng lượng tái tạo khác với tăng trưởng 33% trong năm 2019. 87% tổng số lượng việc làm về điện mặt trời tập trung vào 10 nước phát triển nóng, trong đó có Việt Nam.
  • Số lượng việc làm liên quan đến sản xuất Ethanol và xăng sinh học (biodiesel) tăng lần lượt 2% và 13% trong năm 2019. Tổng số việc làm liên quan đến nhiên liệu sinh học nói chung đã vượt qua 2.5 triệu trên toàn thế giới. Sản xuất nhiên liệu sinh học và chuỗi cung ứng hỗ trợ đều tăng mạnh ở các nước truyền thống như Braxin, Colombia, Malayxia, Philippin hay Thái Lan nhưng lại có xu hướng giảm tại Mỹ và liên minh Châu Âu.
  • Số lượng việc làm liên quan điện gió là 1,2 triệu, trong đó 21% là nữ giới. Các dự án điện gió đất liền vẫn tiếp tục được xây dựng, trong khi các dự án điện gió ngoài khơi đã và đang xuất hiện ngày một nhiều. Có 18 quốc gia trên thế giới đã xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi nhờ vào sự mở rộng nhanh các chuỗi cung ứng thiết bị, dịch vụ.

Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Hình 3. Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tổng số việc làm Năng lượng tái tạo lớn trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực Điện mặt trời

Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Hình 4. Tổng quan về số lượng việc làm Năng lượng tái tạo trên thế giới cuối năm 2019

Thủy điện đang chiếm tỉ trọng lớn về công suất lắp đặt và vận hành trong ngành Năng lượng tái tạo, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả về công suất và lượng việc làm đều chậm dần. Lượng việc làm trong ngành thủy điện ổn định ở mức 2 triệu và hầu hết trong lĩnh vực vận hành và bảo dưỡng. Tỉ lệ việc làm trong hình 5 vẫn sẽ giữ ổn định trong các năm tới do tính chất công việc tập trung vào vận hành và bảo dưỡng.

Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Hình 5. Tỉ lệ công việc trong ngành Thủy điện giữa các quốc gia trên thế giới

Tại Việt Nam, do sở hữu đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền kinh tế nông nghiệp mạnh, nên có điều kiện đa dạng, dồi dào cho khai thác, sản xuất điện gió, điện mặt trời, nhiên liệu sinh học. Do vậy, trong chiến lược Phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, năng lượng tái tạo được xác định là là một trong ba lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt ưu tiên. Sự gia tăng mạnh mẽ Năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu năng lượng trong những năm gần đây đã kéo theo nhu cầu đào tạo để cung ứng nguồn nhân lực có chuyên môn cho thị trường lao động ngành Năng lượng tái tạo. Việc này, đang tạo cơ hội đào tạo sinh viên ngành Năng lượng tái tạo của nhiều trường đại học, cũng như lao động trẻ với cơ hội việc làm cho các nhà máy, dự án đầu tư, phát triển Năng lượng tái tạo. Cho đến nay, dù Việt Nam có 460 trường Đại học và Cao đẳng, nhưng những trường tham gia đào tạo nhân lực cho ngành Năng lượng tái tạo còn khá hạn chế. Do vậy, xu hướng đào tạo, chuẩn bị nhân lực cho ngành Năng lượng tái tạo là rất cần thiết.

Thêm vào đó, trong xu hướng đào tạo, chuẩn bị nhân lực cho ngành Năng lượng tái tạo được thực hiện khá cục bộ và thiếu tính lâu dài. Ví dụ, để phục vụ cho các dự án, các nhà máy hoạt động trong ngành Năng lượng tái tạo, nhân lực ngành điện truyền thống thường được luân chuyển làm việc cho các dự án Năng lượng tái tạo. Về chuyên môn, chủ yếu được cử đi các khóa học ngắn hạn do chuyên gia nước ngoài hoặc một số các chuyên gia trong nước phối hợp đào tạo. Với nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai đáp ứng được sự phát triển công nghiệp của đất nước nói chung và nguồn nhân lực về ngành Năng lượng tái tạo. Việc mở ngành đào tạo kỹ sư Năng lượng tái tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các Doanh nghiệp và sự phát triển đất nước là rất cần thiết.

2. Đội ngũ giảng viên của chương trình đào tạo dự kiến mở

Gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà trường, khoa Điện đang là một địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực có uy tín, chất lượng. Hàng năm, Khoa cung cấp cho thị trường lao động một lực lượng lớn, gồm các kỹ sư, cử nhân công nghệ Kỹ thuật Điện, đáp ứng được những yêu cầu cho sự phát triển của ngành Điện trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Cùng với truyền thống trong sự nghiệp đào tạo của Nhà trường, khoa Điện đã tạo thành niềm tự hào trong tâm khảm thầy và trò của Khoa, đồng thời cũng là trách nhiệm về chất lượng giảng dạy, học tập mà thầy trò khoa Điện luôn phấn đấu.

Đội ngũ giảng viên làm việc tại khoa Điện có 69 cán bộ giảng viên cơ hữu, với 21 tiến sĩ, trong đó có 2 Phó Giáo sư (hình 1.1). Các giảng viên của Khoa hầu hết đều có kinh nghiệm, trình độ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH). Ban lãnh đạo Khoa luôn tự hào với đội ngũ cán bộ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy của mình. Trước những đòi hỏi của thực tiễn giảng dạy Khoa luôn tích cực xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, xây dựng các chương trình, viết giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập của sinh viên, học viên. Trong những năm qua, Khoa đã có nhiều công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ/Tỉnh, cấp Trường và các công bố khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

Chương trình đào tạo: Năng lượng tái tạo - Giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành Năng lượng ở Việt Nam

Hình 6. Cơ cấu đội ngũ hiện tại

Cơ sở vật chất của Khoa được nhà trường trang bị những hệ thống máy hiện đại, đáp ứng tốt cho sinh viên học tập và nghiên cứu, như: Phòng thí nghiệm cung cấp điện, Phòng thí nghiệm quản lý năng lượng tòa nhà, Phòng thí nghiệm Điều khiển phân tán, Phòng thí nghiệm PLC/Mạng truyền thông công nghiệp, Phòng thí nghiệm Điều khiển quá trình, Phòng thí nghiệm Đo lường cảm biến. Ngoài các trang thiết bị thực hành, nghiên cứu, Khoa còn được nhà trường trang bị phòng máy tính, phòng hội thảo, các phòng học nhóm với đầy đủ các trang thiết bị và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Việc xây dựng các kỹ năng cơ sở cần thiết cho công cuộc chuyển đổi sử dụng năng lượng từ hóa thạch sang Năng lượng tái tạo là rất cần thiết đòi hỏi phải có ngày càng nhiều các khóa đào tạo nghề, kỹ năng chuyên sâu cho giảng viên. Chương trình giảng dạy phải ngày một đi sâu vào thực tế và phải kết hợp các công nghệ truyền thông quảng bá với việc học từ xa phù hợp với đặc thù của ngành Năng lượng tái tạo. Khoa Điện, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang nắm bắt và dẫn đầu xu hướng, quyết tâm là đơn vị đào tạo trung tâm để mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao nhất kịp thời cung ứng cho nhu cầu ngày một tăng trong những năm tới. Bám sát Nghị Quyết 55/NQ-TW và hướng đến các chương trình hành động cụ thể của Nghị quyết 140/NQ-CP, Giảng viên và Sinh viên Khoa Điện luôn sẵn sàng tâm thế của những người chiến sĩ trong lĩnh lực Năng lượng tái tạo.

3. Về ngành đào tạo và chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học ngành NLTT được thiết kế theo phương pháp tiếp cận ABET. Chương trình đào tạo được thiết kế trong 4 năm, các kiến thức, kỹ năng được tích hợp trong các học phần chuyên ngành cũng như đồ án và nâng cao đồng thời các học phần được sắp xếp đảm bảo tính kế thừa.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo Đại học ngành Năng lượng tái tạo là các giảng viên, nhà khoa học có năng lực chuyên môn tốt, có trình độ ngoại ngữ, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của Nhà trường. Bên cạnh những giảng viên đã được đào tạo chính quy, Khoa còn có các giảng viên được đào tạo ở các nước phát triển như Pháp, Trung Quốc ..., đồng thời các giảng viên cũng có nhiều nghiên cứu, công trình khoa học liên quan đến ngành đã công bố trên các hội nghị, tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước.

Khoa Điện với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, với nền tảng là trang thiết bị thực hành, thí nghiệm phục vụ đào tạo cơ bản và chuyên sâu ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, ngành Kỹ thuật nhiệt sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cho việc đào tạo ngành Năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được sử dụng các hệ thống phòng học lý thuyết chung của Nhà trường ở 3 cơ sở đào tạo Hà Nội và Hà Nam với tổng diện tích 50 ha. Hệ thống trung tâm thông tin thư viện với tổng diện tích gồm nhiều sách, giáo trình, tài liệu tham khảo và hệ thống phòng đọc, phòng nghiên cứu, tra cứu tài liệu hiện đại là cơ sở quan trọng cho hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm đầu của ngành đăng ký đào tạo.

Bảng 1 Dự kiến quy mô tuyển sinh trong 5 năm đầu

TT

Năm học

Số lượng sinh viên

1

2023-2024

70

2

2024-2025

100

3

2025-2026

120

4

2026-2027

150

5

2027-2028

150

4. Kết luận

Khoa Điện đã có gần 20 năm đào tạo Đại học và 7 năm đào tạo sau đại học. Các kỹ sư, cử nhân sau khi tốt nghiệp các ngành của Khoa đã nhanh chóng có việc làm đúng chuyên môn đào tạo, đáp ứng tốt nhiệm vụ và được các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, để tiếp tục đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực ngành Năng lượng tái tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khoa Điện, đã tiến hành xây dựng đề án mở chương trình đào tạo trình độ Đại học ngành Năng lượng tái tạo, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2023-2024.

  • Thứ Ba, 22:32 17/01/2023

Tin tiêu điểm

Gặp mặt cựu sinh viên về thăm Khoa Điện và nhà trường

Gặp mặt cựu sinh viên về thăm Khoa Điện và nhà trường

Thứ Ba, 09:54 02/08/2022

Hội thảo lấy ý kiến giảng viên về mục tiêu Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tiếp cận chuẩn ABET

Thứ Bảy, 14:43 28/08/2021

Hỗ trợ sinh viên khoa Điện có hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch COVID-19

Thứ Bảy, 00:45 28/08/2021
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, 2021

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, 2021

Thứ Sáu, 22:26 20/08/2021

Công ty TNHH Hyundai KEFICO Việt Nam thông báo tuyển kĩ sư Điện và Tự động hóa tháng 8/2021

Thứ Tư, 22:05 18/08/2021

Các bài đã đăng

Hội thảo về tiêu chuẩn lắp đặt điều hòa không khí của Samsung

Hội thảo về tiêu chuẩn lắp đặt điều hòa không khí của Samsung

Chủ Nhật, 15:25 22/12/2024
Bế giảng, trao chứng chỉ tốt nghiệp lớp Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật Đo lường và cảm biến

Bế giảng, trao chứng chỉ tốt nghiệp lớp Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật Đo lường và cảm biến

Thứ Năm, 19:55 19/12/2024
Khoa Điện, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp nhận tài trợ hệ thống tự động hóa tích hợp robot từ Công ty TNHH Ani Vina

Khoa Điện, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp nhận tài trợ hệ thống tự động hóa tích hợp robot từ Công ty TNHH Ani Vina

Thứ Ba, 19:18 10/12/2024
Khai mạc và tái ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các trường Đại học có đào tạo ngành Điện tại Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học (STUDENT FORUM 2024)

Khai mạc và tái ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các trường Đại học có đào tạo ngành Điện tại Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học (STUDENT FORUM 2024)

Thứ Ba, 18:11 10/12/2024
Khoa Điện tổ chức Chương trình chào tân sinh viên Khóa 19

Khoa Điện tổ chức Chương trình chào tân sinh viên Khóa 19

Thứ Hai, 14:07 07/10/2024
Hội thảo lấy ý kiến về: mục tiêu, chuẩn đầu ra, khung chương trình của “Chương trình đào tạo Năng lượng tái tạo” và “Chương trình đào tạo Kỹ thuật sản xuất thông minh” (trình độ Đại học)

Hội thảo lấy ý kiến về: mục tiêu, chuẩn đầu ra, khung chương trình của “Chương trình đào tạo Năng lượng tái tạo” và “Chương trình đào tạo Kỹ thuật sản xuất thông minh” (trình độ Đại học)

Thứ Sáu, 15:44 16/12/2022
TRI ÂN - KẾT NỐI DOANH NGHIỆP CỰU SINH VIÊN NGÀNH LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

TRI ÂN - KẾT NỐI DOANH NGHIỆP CỰU SINH VIÊN NGÀNH LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Thứ Hai, 08:42 14/11/2022
Hội nghị viên chức, người lao động Khoa Điện

Hội nghị viên chức, người lao động Khoa Điện

Thứ Bảy, 18:13 08/10/2022
Trao bằng Tốt nghiệp cho sinh viên Cao đẳng ngành Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí

Trao bằng Tốt nghiệp cho sinh viên Cao đẳng ngành Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí

Thứ Bảy, 17:57 08/10/2022
Lế Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2022

Lế Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2022

Thứ Sáu, 18:05 30/09/2022