Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa lần thứ nhất (EEA 2024)
Ngày 21 tháng 6 năm 2024, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa lần thứ nhất (EEA 2024) với chủ đề “Xu hướng mới về công nghệ trong các lĩnh vực Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa”. Đây là một sự kiện quan trọng do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ trì đăng cai, nhằm hiện thực hóa các nội dung đã được ký kết năm 2023 bởi 6 cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương.
Mục tiêu hướng tới của EEA 2024 là tạo diễn đàn học thuật, công bố các kết quả nghiên cứu mới nhất về các lĩnh vực liên quan đến Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa; đồng thời thúc đẩy liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực Năng lượng, Điện tử, Tự động hóa giữa các trường kỹ thuật trong Bộ Công Thương, các trường khác với các doanh nghiệp. Hội nghị được diễn ra với hình thức trực tiếp, được chia làm 02 phiên: Phiên toàn thể với 04 bài Keynote và Phiên tiểu ban chuyên môn được chia thành 8 tiểu ban chuyên môn và 01 tiểu ban Poster. Tuy mới tổ chức lần đầu tiên, nhưng Hội nghị EEA 2024 do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ trì đã thu hút được sự quan tâm lớn đến từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Hội nghị đã nhận được hơn 200 báo cáo khoa học gửi đến, và gần 400 đại biểu tham dự, với nhiều tác giả nước ngoài đến từ: LB Nga, CH Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Mozambique, Pakistan và các tác giả đến từ nhiều Công ty, các trường Đại học và Cao đẳng trong nước. Ban Tổ chức tổ chức đã thực hiện quy trình phản biện kín và lựa chọn được 88 báo cáo có chất lượng tốt để dự kiến xuất bản trên ấn phẩm Springer và tạp chí KHCN, cùng nhiều báo cáo được xuất bản trong Kỷ yếu Hội nghị.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, PGS.TS. Phạm Văn Đông – Phó hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh: Hội nghị EEA 2024 được tổ chức với nhiều lĩnh vực mang tính thời sự, hàm lượng khoa học cao cùng sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các doanh nghiệp. Cùng với đó, sự chuẩn bị chu đáo của Ban Tổ chức…đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của hội nghị. Hội nghị lần này là một diễn đàn chuyên sâu, nơi các chuyên gia trong nước và quốc tế hội tụ để giới thiệu, trao đổi, chia sẻ và thảo luận về các vấn đề mới nhất như: Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ của ngành Công Thương nói riêng và của đất nước nói chung.
Cũng trong buổi khai mạc, PGS. TS Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ Hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây, ngoài việc thảo luận các vấn đề khoa học, thì sự kết nối giữa các sinh viên, các cán bộ giảng dạy giữa các đơn vị trong ngày giao lưu học thuật này thực sự có ý nghĩa rất to lớn. Vì vậy, với vinh dự là đơn vị đăng cai lần thứ 2, tôi cũng đề nghị chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhiều mặt, đa loại hình, đa lĩnh vực, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu chung, thúc đẩy các công bố khoa học từ các nhóm nghiên cứu liên trường. Đồng thời tăng cường sử dụng chung cơ sở vật chất, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng.”
Sau phần khai mạc, Hội nghị được bắt đầu với 4 báo cáo phiên toàn thể đến từ các diễn giả:
GS.TS. Trần Đức Tân - Trường Đại học Phenikaa với chủ đề “ Cảm nhận thông minh và một số kỹ thuật xử lý tín hiệu trong kỹ thuật y sinh”.
TS. Phạm Hùng Cường - Đại học Kyushu, Nhật Bản với chủ đề “ Xã hội Hydrogen”
TS. Dư Văn Toán - Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường với chủ đề “ Điện gió ngoài khơi: Tiềm năng, cơ hội phát triển cho Việt Nam”
Ông Nguyễn Bá Hoài - Phó Trưởng phòng Năng lượng tái tạo, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia với chủ đề “Operation of renewable energy in Vietnam power system”.
Các bài báo cáo tại phiên toàn thể tập trung vào chuyên môn sâu theo các lĩnh vực chủ yếu của Hội nghị, đã mang đến một bức tranh toàn cảnh, những vấn đề mang tính thời sự về những tiến bộ khoa học trong Kỹ thuật điên tử y sinh, trong năng lượng tái tạo.
Buổi chiều cùng ngày là phiên làm việc của 08 tiểu ban chuyên môn và 01 tiểu ban Poster. Tại đây, các thảo luận diễn ra hết sức sôi nổi với sự tham gia đông đảo của các Giảng viên, nhà khoa học và học viên, sinh viên đến từ mọi miền Tổ quốc. Những thông tin được trao đổi, trình bày tại các tiểu ban là những nguồn thông tin quý giá cảu các lĩnh vực chuyên môn, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo. EEA 2024 thực sự đã trở thành nơi giao lưu học thuật có uy tín trong lĩnh vực Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa trong cả nước.
Với những đánh giá công tâm từ các Tiểu ban chuyên môn, Ban Tổ chức chọn được 19 báo cáo để trao giải:
Giải POSTER xuất sắc nhất.
- Design and simulation of differential sensor for pulsed eddy current testing in non-destructive testing applications (mã số: EEA 083) của các tác giả Lê Đức Minh, Hoàng Sỹ Phương, Ngô Mạnh Duy, Phạm Phương Huy, Nguyễn Xuân Điền, Phạm Quang Vượng, Lương Văn Sử, Lê Minh Huy.
- Điều khiển trượt dựa trên bộ quan sát trạng thái mở rộng cho ổ từ dọc trục có xét ảnh hưởng của dòng xoáy (mã số: EEA-136) của các tác giả Lê Ngọc Hội, Ngô Thanh Quyền, Phan Minh Thân, Phạm Trung Kiên, Nguyễn Tùng Lâm, Lê Đức Thịnh
- Ứng dụng bộ điều khiển piλ nâng cao chất lượng hệ điều khiển tốc độ động cơ servo (mã số: EEA-174) của các tác giả Nguyễn Đăng Hải, Võ Thị Cẩm Thuỳ
Giải Bài báo xuất sắc nhất
- Building model for forecasting dust situation on surface photovoltaic panel based on operation data in vietnam (mã số: 32) của các tác giả Trung Thanh Cao, Tuynh Van Pham, Cuong Van Trinh, Hung Pham Van, Anh Hoang.
- Giám sát dòng điện trục trong công tác bảo trì máy nén (mã số: EEA-132) của các tác giả Bạch Thanh Quý, Phạm Văn Hậu, Nguyễn Phi Diệu.
- Một phương pháp điều khiển tần số hệ thống kết nối nhiều lưới điện nhỏ (mã số: EEA-100) của các tác giả Nguyễn Văn Hùng, Phan Hồng Quang, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Đức Huy.
- Analytical model of synchronous reluctance motors with application to industry (mã số: 24) của các tác giả Hien Nguyen Thi Minh, Quang Anh Pham, Chương Trinh Trong and Vuong Dang Quoc.
- Experimental study on spray drying process of nano WO3·H2O suspension (mã số: 06) của các tác giả Vu Tuyen Hoang, Hoang Minh Tien, Le Kieu Hiep, Tran Thi Thu Hang, Nguyen Do Y Nhi, Nguyen Cong Tu.
- The adaptive speed tracking controller for intelligent electric vehicles using wfcmac includes car-following behavior, improving safety and energy efficiency (mã số: EEA 024) của các tác giả Thanh Hai Tran, Thanh Quyen Ngo, Tho Van Nguyen, Phan Minh Than, Nguyen Van Sy, Tong Tan Hoa Le, Bui Thi Cam Quynh.
- A 2-phase hybrid boost converter with shared bootstrap capacitor achieving 90% efficiency at 5.0 conversion rate (mã số: EEA 179) của các tác giả Xuan Thanh Pham, Hong Quan Tran, Xuan Thuc Kieu, Manh Kha Hoang.
- Digitizing industrial data through convolutional neural networks for analog meter parameter extraction (mã số: 20) của các tác giả Hoang-Anh Dang, Dung Dao-Van, Toan Nguyen-Quoc and Manh Vuong-Duc, Minh Nguyen-Quoc
Giải Báo cáo xuất sắc nhất.
- Mô phỏng hồ quang điện thứ cấp trên đường dây truyền tải (mã số: EEA 153) của các tác giả Đặng Việt Hùng, Lê Khắc Lâm, Phạm Thị Thanh Đam.
- Quản lý tối ưu năng lượng trong hệ thống năng lượng gió độc lập sử dụng logic mờ (mã số: EEA 002) của tác giả Phạm Duy An.
- Đề xuất cấu hình hệ thống giám sát tự động đường dây cáp ngầm trung thế (mã số: EEA 087) của các tác giả Trần Đức Hải, Trịnh Trọng Chưởng, Hoàng Mai Quyền, Nguyễn Vũ Gia Bảo, Vũ Thị Thu Nga.
- Intelligent switching, protection and monitoring system based on the internet of things technology (mã số: EEA 129) của các tác giả Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Trọng Minh, Đặng Chí Dũng.
- Theoretical and experimental study of ultrasonic pretreatment impacts on the drying process of white-fleshed dragon fruit (mã số: 29) của các tác giả Van Thuan Nguyen and Kieu Hiep Le.
- A new method to identify optimal operating point for photovoltaic power systems based on completely mathematical model (mã số: EEA 168) của các tác giả Khanh Nguyen Viet, Minh Do Duc, Thanh Cao Duc, Huy Nguyen Danh, Hue Luu Thi and Nguyen Tung Lam.
- Torque control of power assisted steering system (apes) based on ga_pi controller (mã số: 30) của các tác giả Vo Thanh Ha and Dương Anh Tuan.
Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa lần thứ nhất (EEA 2024) đã thành công tốt đẹp trong niềm vui của đội ngũ các nhà khoa học. Ban tổ chức chân thành cảm ơn tới tất cả các nhà khoa học/ các diễn giả trong các tham luận cùng toàn thể đại biểu tham dự đã góp phần tạo nên sự thành công này. Hy vọng những ngày cuối tháng 6 tại Hà Nội cùng với sự hiếu khách của chúng tôi sẽ để lại trong quý vị những ấn tượng tốt đẹp về Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng, về Hà Nội - Việt Nam nói chung. Chúng ta lại cùng nhau hướng đến EEA 2026 khi được tổ chức tại Đại học Công nghiệp Tp. HCM với những thành công hơn nữa trên mọi phương diện.
Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra tại Hội nghị EEA 2024 – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội:
Thứ Ba, 17:57 25/06/2024
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.